Sự thất bại của TSM, nguyên nhân vì đâu?

3649

Mùa giải LCS Hè 2019 đã kết thúc nhưng một gương mặt quen thuộc đã không góp mặt trong top 3 đội mạnh nhất – Team SoloMid. Một kết cục mà tùy vào sự tin tưởng bạn giành cho họ, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ hay không. Sau cùng, sự thành công của TSM không còn là một thứ gì đó có thể được đảm bảo nữa.

Sau khi thất bại sít sao trước Team Liquid tại chung kết LCS Xuân 2019, người hâm mộ đã đặt rất nhiều sự kỳ vọng vào đội hình này của TSM, rằng họ sẽ có một mùa giải thành công. Họ có một người trên trẻ tuổi đầy triển vọng thuần thục những vị tướng đấu sĩ và chống chịu, họ có hai người chơi đi rừng đầy tài năng với lối chơi đa dạng, một người chơi đường giữa huyền thoại vẫn còn trong thời kỳ đỉnh cao cùng một trong những xạ thủ lừng danh bậc nhất Châu Âu. Ngoài ra, không thể không kể đến một trong những người chơi hỗ trợ tài năng nhất mà Bắc Mĩ sản sinh ra.

Làm sao mà một đội hình như vậy lại không gặp hái được thành công hoặc chí ít là đến gần đỉnh vinh quang cơ chứ? Trên lý thuyết, đội hình này gần như là hoàn hảo và thực sự trong những tháng đầu tiên của mùa Hè, họ đã chơi như thể một cỗ máy chiến thắng được vận hành trơn tru.

Việc bị Team Liquid lộn ngược dòng khó tin chỉ càng khiến cỗ máy đó có thêm động lực để chiến đấu và một khi sở hữu thứ động lực lớn lao ấy, Team SoloMid sẽ trở thành một kẻ chinh phạt đáng sợ.

Nhưng rồi, vì nhiều lý do khác nhau, kẻ chinh phạt ấy lại đánh mất chính mình và tuột khỏi tay toàn bộ mục tiêu mà họ đặt ra. Màn trình diễn của họ vô cùng nhạt nhòa và đánh mất nhiều chiến thắng một cách đáng tiếc.

Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn tới kết cục này của TSM? Những sai lầm nào đã cản bước họ trên con đường tìm lại ánh hào quang xưa?

Hãy cùng nhìn sâu hơn vào những vấn đề xung quanh đội tuyển này.

  • Áp lực chiến thắng

Team SoloMid thực sự là một cái tên huyền thoại, một biểu tượng trong ngành thể thao điện tử nói chung và Liên Minh Huyền Thoại nói riêng. Được chơi cho Team SoloMid quả thực là một giấc mơ không phải ai cũng có được và luôn luôn khao khát. Ngay cả bây giờ, được chọn vào đội hình chính của đội tuyển này thực sự là một vinh dự lớn lao.

Nhưng điều đó cũng tạo nên một áp lực kinh khủng đề nặng lên màn trình diễn của bạn trong mỗi trận đấu.  Đó là điều mà rất nhiều cựu tuyển thủ của đội tuyển này đã chia sẻ.

Khoảng thời gian mà bạn được đắm mình trong vinh quang vô cùng ngắn ngủi và sau đó sẽ lại là một chuỗi ngày bạn phải sống trong những áp lực khủng khiếp. Họ hiểu rằng duy trì phong độ là điều tối quan trọng và chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể kéo theo một kết cục vô cùng tệ hại.

Đó là điều đã và đang diễn ra tại đội tuyển này, kể cả khi họ không còn là những nhà vô địch trong một quãng thời gian khá dài.

Suốt bao mùa giải qua, chỉ duy nhất có một tuyển thủ là có thể vượt qua bao nhiêu sóng gió, thăng trầm và giữ vững vị trí của mình dưới màu áo của Team SoloMid, người đó không ai khác ngoài Søren “Bjergsen” Bjerg.

Còn những người đã không thể giữ được chỗ đứng của mình ở TSM, chúng ta không thể trách họ được. Không hề có thời gian nghỉ ngơi, không hề có thời gian để tận hưởng chiến thắng trong một tổ chức lâu đời và danh tiếng như vậy.

Họ vô định mùa xuân? Tốt, nhưng liệu họ có thể tiếp tục màn trình diễn của mình ở mùa hè, nơi mà thành tích của mùa “thực sự” được ghi nhận? Vô địch mùa hè? – Tốt nhưng liệu họ có để lại dấu ấn nào tại đấu trường quốc tế không?

Những tuyển thủ bị đặt trong một môi trường cạnh tranh, môi trường mà họ luôn bị ép phải hướng tới những mục tiêu lớn tiếp theo mà không có điểm dừng chân. Bởi vậy, nhiều tuyển thủ đã thi đấu khởi sắc hơn rất nhiều sau khi rời khỏi đội và thoái khỏi những áp lực mà họ phải gánh chịu.

C9-Svenskeren

Sau khi rời TSM, Svenskeren đã có một mùa giải khá thành công với C9

Nhưng truyền thống của đội không phải là lý do duy nhất mà áp lực còn đến từ người hâm mộ và sự kỳ vọng của họ. Với TSM, đó chính là vấn đề.

  • Fan phong trào

Thực sự không có một đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại nào có lực lượng fan phong trào đông đảo, vô ơn và toxic giống như TSM. Tôi không biết phải dùng một từ ngữ nào khác để nói về vấn đề này và các tuyển thủ cũng hiểu rõ điều đó.

Khi TSM thắng, mọi người cùng nhau ca tụng và mơ mộng về những thắng lợi liên tiếp của đội. Nhưng khi họ thua, họ lập tức trở thành tâm điểm của những lời chỉ trích và thóa mạ. Những lời chế giễu mọc lên như nấm sau mưa tại vô số các diễn đàn. Mỗi thất bại của TSM không chỉ là bữa tiệc thịnh soạn cho những fan của những đội khác mà đôi khi còn là của chính những người hâm mộ của đội.

Đây không phải lúc để chúng ta bàn về việc đánh giá một người hâm mộ chân chính là thế nào nhưng ít nhất thì một vài trong số họ đã khoác trên mình bộ đồng phục của đội, đã cần trên tay những chiếc gậy cổ vũ và hô vang tên của đội trên sóng truyền hình. Chẳng phải thế là quá đủ để gọi những người đó là fan sao?

Và sự chỉ trích cùng những lời thóa mạ thường sẽ nhiều hơn rất nhiều lần tình cảm và sự động viên mà những tuyển thủ nhận được.

Thi đấu cho  TSM là một con dao hai lưỡi. Phải mất rất nhiều thời gian và sự kiên cường để có thể trụ lại trong một môi trường như vậy, và người ta phải tự hỏi – nó có đáng không? Liệu niềm tự hào đi kèm với việc mang trên mình logo của họ có lớn hơn sự chỉ trích mà bạn phải đối mặt? Đó có phải là một sự đánh đổi đáng giá?

  • Sự bất ổn tại vị trí đi rừng

Ở mùa giải này, TSM đã quyết định sử dụng hai người chơi đi rừng là Jonathan “Grig” Armao và Matthew “Akaadian” Higginbotham nhằm tạo ra những chiến thuật khác nhau cho đội. Sự đa dạng của hai người chơi này sẽ giúp TSM dễ dàng đối phó với những đối thủ khác nhau.

Grig là một người chơi cẩn thận và chắc chắn phù hợp với các tướng chống chịu và hỗ trợ team trong khi Akaadian lại có lối chơi chủ động, hổ báo với những tướng ăn thịt giống như Svenskeren. Lối chơi giống như một con sói đơn độc và sẵn sàng lao mở giao tranh nếu có cơ hội.

loadYouTube();

Bjergsen nói về sự khác biệt giữa Akaadian và Grig

Nhưng khi Grig gặp chấn thương, TSM đã quyết định chỉ đánh xoay quanh Akaadian – một lựa chọn mà nhiều người cho là thích hợp nhất. Xuyên suốt lịch sử, TSM luôn đạt thành tích tốt khi họ sở hữu một người đi rừng chủ động giống như Akaadian.

Và minh chứng cho điều đó, màn trình diễn xuất sắc và tự tin của Akaadian đã giúp cho TSM bay cao ở mùa Xuân. Vị trí á quân của họ là quá đủ để người hâm mộ tin tưởng vào sự trở lại của TSM.

Nhưng khi mùa Hè bắt đầu, đội tuyển lại quyết định trao cho Grid cơ hội ở đội hình xuất phát. Tình hình thay đổi hoàn toàn, trong khi Grid chơi không thật sự ấn tượng thì Akaadian lại thi đấu xuống phong độ trầm trọng. Đội tuyển lại rơi vào một tình thế vô cùng tiến thoái lưỡng nan.

Rồi một giải pháp khó hiểu đã được đưa ra, TSM đã ký với một người chơi đi rừng nữa, mội người không hề có kinh nghiệm tại LCS. Và sự thay đổi đột ngột đó khiến cho mọi chiến thuật được xây dựng xung quanh GridAkaadian đã sụp đổ hoàn toàn ngay lúc họ cần nó nhất.

Thất bại 1-3 trước CG là một kết cục tất yếu và TSM hoàn toàn bất lực trong việc giữ lấy cơ hội cuối cùng của mình. Thú vị hơn là cả GridAkaadian đều không được đăng ký thi đấu trong vòng playoff và họ sẽ phải đợi tới năm 2020 để có thể tiếp tục thi đấu.

Dù có vô cùng khó hiểu và bất ngờ nhưng với TSM thì không có gì là không thể khi họ đều đưa ra những quyết định quan trọng vào những thời điểm không thể nhạy cảm hơn. Đây cũng là một vấn đề của đội tuyển này khi họ luôn đưa ra những giải pháp mang tính tình thế chứ không đi sâu và giải quyết dứt điểm nguyên nhân của sự việc.

  • Sự thay đổi

Nếu phải kể ra điểm tích cực của họ trong mùa giải này thì ít nhất họ cũng đã thử đa dạng hóa lối chơi của mình và bắt nhịp với meta thay đổi không ngừng của năm 2019. Họ không muốn trở nên nhàm chán, trở thành một đội tuyển chỉ chơi đi chơi lại một lối chơi, họ hiểu mình cần phải thay đổi nếu như muốn đạt được điều gì đó ở sân chơi quốc tế.

… không thành

Nhưng rồi mọi thử nghiệm, mọi nỗ lực để phá bỏ giới hạn của mình đều trở nên thất bại. Cái bóng của lá cờ TSM là quá lớn. Họ hầu như không có thời gian để thử nghiệm. Một đội tuyển hàng đầu không thể hào phóng mà bỏ đi bất cứ điểm số nào cả. Họ muốn có một vị trí  cao nhất có thể trên bảng xếp hạng và điều đó đồng nghĩa với việc họ phải chơi theo đúng bài vở mà không thể đem ra những lựa chọn thử nghiệm.

  • Tương lai bất định

Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra kể từ khi họ không còn thống trị LCS. Họ sẽ quay trở lại chứ? Liệu triều đại mang tên TSM đã chính thức sụp đổ hay đây chỉ là một giai đoạn suy yếu tạm thời trước khi họ quay trở lại và gây dựng tiếp vương triều của mình?

Những câu hỏi đó thật thú vị nhưng gần như không có một câu trả lời thỏa đáng. Những vấn đề tồn tại xung quanh TSM không dễ gì có thể giải quyết được tựa như những mầm bệnh đã ăn sâu vào xương tủy. Và nếu không sớm giải quyết được chúng, tương lai của TSM vẫn sẽ vô cùng tăm tối.

Và kể cả khi họ chiến thắng, khi họ lại thống trị khu vực của mình thì sự nhàm chán sẽ không bao giờ mất đi. Những điều mà khán giả cần là sự tươi mới, là cảm xúc mà trận đấu mang lại.

Nếu bạn giành chiến thắng nhưng với một lối chơi đơn điệu kéo dài từ game này qua game khác, năm này qua năm khác thì thật khó có thể giữ chân người hâm mộ dù cho đội hình bạn gồm bất kể ai đi chăng nữa.

Đó cũng là một vấn đề lớn đối với đội tuyển này. Những mảnh ghép trong đội hình của họ đến rồi đi nhưng TSM không bao giờ thay đổi lối chơi của mình và tiếp tục đi trên lối mòn của mình ở những mùa giải trước.

Giờ đây, Team Liquid đang sở hữu một đội hình rất mạnh ở mọi vị trí và có sự phối hợp tốt. Ngoài ra, Cloud9 cũng đã tạo ra được một dấu ấn riêng tại đấu trường quốc tế. Trong lúc các đội tuyển khác đang tìm được những thành công nhất định thì TSM lại đang chỉ đang dậm chân tại chỗ và chờ đợi, đợi chờ ngày trở lại của chính mình.

Nhưng nếu họ không chịu thay đổi, họ sẽ không thể tìm lại được hào quang chiến thắng.

 

Theo esportstalk

 

SilentHill 123
Rate this post
Rate this post