Figure – thuật ngữ khá mới với giới trẻ Việt Nam nhưng đối với các fan manga thì đây là đam mê, là cả một nền văn hóa sánh ngang với cả manga và anime. Vậy figure có gì mới lạ, hấp dẫn mà thu hút đến như vậy?
Figure là tên tiếng Anh, tạm dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “tượng”. Tuy nhiên chỉ dùng từ “tượng” sẽ không đủ diễn đạt được hết ý nghĩa của Figure. Bởi từ nhiều năm qua, figure đã là một nền văn hóa, một thú sưu tầm lâu đời đang phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới phổ biến nhất là tại Nhật và Mỹ, đặc biệt là các fan manga. Tại Việt Nam thì thú vui này chưa phát triển rộng rãi nhưng cũng là một niềm đam mê bất tận của cộng đồng fan manga.
Một figure Luffy bằng vàng ròng nguyên chất tại Nhật trị giá 20 triệu Yên (4,2 tỷ đồng)
Mỗi bức tượng figure được xem như một tác phẩm nghệ thuật với các chi tiết được thiết kế đầy tinh xảo, mục đích duy nhất là để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn các nhân vật manga, hoạt hình… theo không gian 3 chiều. Nếu trong các bộ manga, anime, người xem chỉ được nhìn nhân vật qua 1 mặt phẳng là trang truyện, màn hình TV thì với figure, nó đứng ngay trước mắt, cho cho người chủ được cầm nắm, cảm nhận nhìn ngắm nhìn dưới đủ mọi góc độ.
Figure giúp người xem thỏa mãn chiêm ngưỡng nhân vật manga mình yêu thích ở mọi góc độ
Những người sở hữu figure không chỉ mua chơi cho vui như trẻ em chơi búp bê. Đối với figure, họ trải nghiệm bằng tất cả sự say mê và trân trọng. Thú sưu tầm figure cũng nhiều ý nghĩa và thú vị như thú sưu tầm cây cảnh, tem, xe, cá cảnh…. vậy. Người sưu tầm có thể trưng bày figure để ngắm nhìn, có thể chụp ảnh, rồi “chế” ra những “câu chuyện bằng ảnh”, hay độc đáo hơn là cùng sinh hoạt với chúng, tức đem theo figure mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống của mình.
Figure kể lại những câu chuyện manga bằng chính bản thân mình
Ngoài ra, người chơi figure không chỉ biết nhìn ngắm nhìn, trưng bày mà còn phải biết chăm sóc, bảo quản, vệ sinh chúng cẩn thận. Các figure-fan phải biết vệ sinh cho chúng hàng tuần hay hàng tháng giống như một món đồ trong nhà. Nếu không, các lớp sơn có thể bị bong ra, hay nặng hơn là các khớp ở figure sẽ cứng ngắc, gãy vỡ hoặc chẳng thể di chuyển được. Sau khi mua về, nên dùng khăn mỏng lau toàn bộ các bộ phận của figure để chắc rằng, sơn đã dính cứng, các lớp keo được chùi đi hoàn toàn.
Không bảo quản cẩn thận, figure có thể hư hỏng
Nói về sức hút của figurre, Danny Choo – một chuyên gia ở Nhật cho biết: “Bạn chẳng thể biết nếu không dám thử. Có thể lúc đầu bạn thấy chúng vô bổ, nhưng khi đã lỡ mua một con về rồi, tận hưởng vẻ đẹp của nó thì thực sự, khó mà dứt ra được. Bởi chúng như có một “linh hồn” trong đó, luôn luôn thay đổi, với độ tùy biến ngày càng cao. Nếu chúng có thể tự mình chuyển động được thì thật là hay quá. Một con robot nho nhỏ mang hình dáng của các nhân vật bước ra từ game hay truyện tranh luôn là một niềm ao ước của bất cứ người Nhật nào. Tất nhiên, có thể giá tiền để sở hữu được những figure “hạng sang” này sẽ… đắt lắm đấy. Tuy vậy, ta vẫn có quyền hy vọng chứ!”
Ở nước ngoài figure đã có giá khá đắt, tại Việt Nam chúng còn đắt đỏ hơn vì đa số là hàng nhập về từ nước ngoài để thỏa mãn sở thích sưu tầm của các fan manga Việt. So với một quyển truyện tranh hay một tập phim manga thì figure có giá cao hơn nhiều. Nếu có một sân chơi để các game thủ, fan manga và các bạn yêu thích figure gặp gỡ, giao lưu chia sẻ sở thích sưu tầm figure đẹp hoặc các bạn có cơ hội săn tìm figure miễn phí… thì chắc chắn, thú vui chơi figure sẽ càng được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam.
Tham gia hội yêu thích figure tại đây: https://www.facebook.com/groups/HoiGameThuYeuThichFigure/
Đăng bởi Game2T