Vòng Bảng CKTG 2020 đã kết thúc với không quá nhiều bất ngờ xảy ra. Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, những đại diện đến từ Trung Quốc hay Hàn Quốc đã thể hiện sức mạnh hoàn toàn vượt trội ở bảng đấu của mình và len lói trong đó có sự góp mặt của 2 đội tuyển đến từ Châu Âu quen thuộc là Fnactic và G2. Có những cái tên xuất sắc nhưng cũng có không ít tuyển thủ để lại nỗi thất vọng trong lòng người hâm mộ bởi màn trình diễn mờ nhạt của mình. Hãy cùng Liên Minh 360 điểm qua những cái tên đó nhé!
Hanabi – PSG Talon
Hanabi được biết đến không chỉ là một trong những người đi đường trên xuất sắc bậc nhất Đài Loan mà còn là trên toàn thế giới. Màn trình diễn của anh trong những giải đấu quốc tế trước đây khi mà Hanabi còn khoác áo đội tuyển FW luôn được đánh giá vô cùng cao dù cho đối thủ của anh có là những người đi đường trên “cứng cựa” khác đến từ Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Người ta trông chờ rằng có thể một lần nữa chứng kiến những màn carry của Hanabi với những vị tướng như Fiora hay Yasuo tại CKTG năm nay nhưng sự thực thì hoàn toàn trái với những gì khán giả kì vọng. Vì vấn đề chiến thuật nên từ vòng khởi động đến vòng bảng, Ornn luôn là ưu tiên hàng đầu cho Hanabi và kể cả khi anh được cầm những vị tướng có thiên hướng tấn công một chút như Renekton hay Gankplank thì màn trình diễn của anh cũng vô cùng mờ nhạt.
Peanut – LGD Gaming
Nếu như ở CKTG 2016, người ta gọi Peanut với cái tên “thần rừng” thì 4 năm sau ngay tại giải đấu này, “gã hề” mới thật là danh từ đúng để miêu tả anh ta. Từ Vòng Khởi Động đến Vòng Bảng, người đi rừng Hàn Quốc luôn cho người hâm mộ thấy một cái gì đó vô cùng bất ổn trong lối chơi của mình. Nếu xét một cách tổng thể thì đội hình của LGD không hề tệ. Cả xiye, Kramer hay Langx đều thi đấu vô cùng tốt và dù cho có đôi lúc mắc sai lầm nhưng họ vẫn luôn biết tỏa sáng khi cần thiết. Tuy nhiên chúng ta không thấy nhiều điểm sáng trong màn trình diễn mờ nhạt của Peanut trong suốt những trận đấu đã qua của anh.
Không còn lối chơi tấn công hổ báo như trước đây, lối đi rừng của Peanut hiện tại khá thụ động nếu so với những người đi rừng khác ở cùng bảng đấu của mình. Dù cho thành tích của LGD ở Vòng Bảng không đến nỗi tệ khi họ nhưng những điểm nhấn mà Peanut tạo ra lại vô cùng ít, nhất là đối với những kì vọng quá lớn mà người hâm mộ đặt ra cho anh.
Bjergsen – Team SoloMid
Tiếp tục là một cái tên kì cựu khác xuất hiện trong danh sách này và đó không phải ai khác ngoài người chơi đường giữa kì cựu nhất Bắc Mĩ cho đến hiện tại, kẻ được gọi với cái tên đầy hoa mĩ ‘Faker của Phương Tây’. Thậm chí nhiều người kì vọng rằng với màn trình diễn xuất sắc của Bjergsen cùng TSM ở giải đấu quốc nội, họ có thể mơ về một tương lại mà Bắc Mĩ quay lại thời kì đỉnh cao như nhiều năm trước. Tuy nhiên cái tên mà người hâm mộ LCS đặt nhiều niềm tin nhất lại là đội tuyển khiến họ “bẽ mặt” nhất tại CKTG năm nay bởi thành tích “lót đường” 0-6 của Bjergsen cùng đồng đội.
Trong xuyên suốt 6 trận đấu ở CKTG, không ít tình huống Bjergsen trở thành tội đồ của cả đội với những pha di chuyển lỗi của mình, điều mà anh gần như không thể mắc với kinh nghiệm thi đấu mà ít ai có thể sánh được. Đặc biệt lựa chọn Zilean của anh vẫn đem lại sự khó hiểu cho cả giới chuyên môn lẫn khán giả bởi độ “vô hại” của nó trong những lần vị tướng này xuất hiện. Phải chăng Bjergsen đã già và anh nên nhường chỗ cho những tài năng trẻ khác ở LCS?
Doublelift – Team SoloMid
Luôn được coi là ngôi sao sáng trong mỗi đội tuyển anh góp mặt nhưng lần tái ngộ TSM năm nay vẫn không thể khiến anh có thể vượt qua vòng bảng và …cầu hôn bạn gái của mình. Tuy nhiên đây là một kết quả xứng đáng với màn trình diễn có phần mờ nhạt của Doublelift trong xuyên suốt vòng bảng của CKTG vừa qua. Có thể thấy rằng sau khi rời Team Liquid, Doublelift gần như đã đánh mất đi bản ngã của một xạ thủ “gánh đội” của mình. Thậm chí chức vô địch LCS Mùa Hè 2020 của TSM cũng không mang đậm dấu ấn của Doublelift mà điểm nhấn nằm chủ yếu ở những cái tên khác như BrokenBlade hay Bjergsen.
Khả năng đi đường của Doublelift cũng đặt ra dấu hỏi lớn với những người hâm mộ của anh nói riêng và TSM nói chung. Chẳng ai ngờ rằng một xạ thủ huyền thoại như Doublelift, chủ lực gánh đội của Team Liquid ngày nào lại là người có KDA thấp nhất trong số tất cả xạ thủ tham gia Vòng bảng CKTG. Không ít những pha “chết lẻ” hay xử lí khó hiểu của Doublelift chính là nguyên nhân khiến cho TSM phải nhận thất bại cay đắng dù cho Spica hay Bjersen đã mang về cho họ rất nhiều lợi thế.
Theo dõi Liên Minh 360 để cập nhật những thông tin bổ ích nhất về Liên Minh Huyền Thoại trong và ngoài nước!