[CKTG 2019] Triều đại của khu vực LCK liệu đã đến hồi kết?

3115

Trong trận bán kết Chung Kết Thế Giới 2019 diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 11 vừa qua, một điều gần như không tưởng đã xảy ra lần thứ hai liên tiếp. Chiến thắng của G2 trước SKT không phải là điều không thể dự đoán trước khi G2 đã từng làm điều tương tự tại MSI nhưng điều khiến người ta bất ngờ chính là sức mạnh hiện tại của khu vực luôn được coi là mạnh nhất thế giới.

Thay vì đối đầu với một đội tuyển khác tới từ LCK, đối thủ tiếp theo của G2 sẽ là một đội tuyển tới từ khu vực LPL, FunPlus Phoenix. Từ năm 2012 đến 2017, trận chung kết luôn có sự có mặt của một và đôi khi là hai đại diện tới từ Hàn Quốc. Nhưng hai năm trở lại đây, không có bất kỳ đội tuyển Hàn Quốc nào có mặt tại trận đấu cuối cùng.

Vậy là, sự thống trị của Hàn Quốc tại Chung Kết Thế Giới đã không còn. Tuy nhiên, điều đó phản ánh đúng sự chuyển mình không ngừng của thể thao điện tử trong thời đại hiện nay.

Sự bắt đầu

Cơn địa chấn đầu tiên bắt đầu sau khi đội tuyển cuối cùng của Hàn Quốc bị loại khỏi Chung Kết Thế Giới. Đầu tiên, GenG, nhà đương kim vô địch của giải đấu bị loại ngay từ vòng bảng, một điều chưa từng có với bất kỳ đội tuyển nào của Hàn Quốc trong lịch sử. Sau đó, Afreeca Freecs thất bại trước Cloud9 tại tứ kết, đây cũng là lần đầu tiên một đội tuyển Hàn Quốc thất bại trước một đối thủ tới từ khu vực Bắc Mĩ trong một trận đấu Bo. Dù thất bại của Kt Rolster trước Invictus Gaming không phải là một kết quả quá bất ngờ nhưng việc Hàn Quốc sạch bóng tại bán kết là điều không một ai từng nghĩ tới.

Thế rồi, người ta mới bắt đầu ngồi xem xét lại. Afreeca không những là một tân binh mà con đường đến với Chung Kết Thế Giới của họ cũng rất vất vả sau những nỗ lực tại vòng playoff LCK. Còn với KT, họ chưa từng có duyên với những danh hiệu lớn nên với một giải đấu như Chung Kết Thế Giới, kỳ vọng dành cho họ cũng không thực sự lớn.

Cuối cùng là GenG, những con người từng trải, một lão tướng của giải đấu. Tuy vẫn như mọi năm, họ đã tỏa sáng đúng lúc và lách qua khe cửa hẹp để tới với Chung Kết Thế Giới, nhưng đồng thời, ta có cảm tưởng rằng, đây chỉ còn là cái bóng của một đội tuyển vừa mới lên ngôi mùa giải trước. Ba năm liên tiếp phải trải qua một hành trình dài cho giải đấu này thực sự đã bào mòn họ và khao khát được nâng cao chiếc cúp vô địch đã không còn như trước. Khi họ bị loại khỏi vòng bảng, ta không còn thấy ở đội tuyển này dáng dấp của nhà vô địch mùa giải 2017.

Khi sự suy yếu bộc lộ rõ ràng

Mọi chuyện tưởng như sẽ thay đổi vào năm nay. Đầu tiên, chúng ta có SKT, đội tuyển từng ba lần nâng cao chiếc cúp vô địch, quay trở lại sau một năm vắng bóng. Khi nói về sự thống trị của Hàn Quốc tại Chung Kết Thế Giới, chúng ta không thể không nhắc tới SKT. Quả thực, họ đã trình diễn một phong độ tuyệt vời, một sức mạnh áp đảo đến mức dường như chỉ có G2 mới có đủ sức cản bước họ. Trận đấu giữa hai đội tuyển này hứa hẹn sẽ là một trận chung kết sớm, tựa như cuộc so tài giữa IGKT năm ngoái hay SKT đối đầu ROX vào năm 2016.

Hai đội tuyển còn lại tuy còn rất trẻ nhưng đều là những đối thủ mà bất cứ ai cũng phải dè chừng. Không giống như Afreeca, Griffin đã gần như thống trị LCK trong ba mùa giải liên tiếp (trong giai đoạn vòng bảng) Còn Damwon không chỉ mạnh mà còn có phong độ cực kì ấn tượng tại giai đoạn cuối của mùa giải, hoàn toàn khác với một GenG rệu rã.

48929658896_1881bfd0fc_c

Nhưng rồi, những khiếm khuyết lại xuất hiện. Sự xáo trộn trong đội ngũ huấn luyện càng khiến cho vấn đề về sự thiếu hụt trong kinh nghiệm thi đấu tại Chung Kết Thế Giới của Griffin trở nên trầm trọng thêm nhưng điểm yếu lớn nhất của họ lại tới từ sự yếu kém trong khâu cấm chọn, thứ mà họ chẳng hề sửa chữa được sau thất bại tại LCK.

Damwon được đánh giá nhỉnh hơn G2 nhưng một lần nữa, trận đấu lại chỉ làm nổi bật hơn vấn đề cố hữu của họ. Damwon có một điểm yếu chí mạng tại đường dưới trong khi rừng và những đường khác lại đối lập hoàn toàn. Điều đó dẫn đến sự đơn điệu trong chiến thuật và trước một đội tuyển có lối chơi đa dạng như G2 thì họ đã phải chịu một thất bại thuyết phục.

73361288_2836134806612988_4348401417921232896_n

Trong trường hợp của SKT, những vấn đề có thể khó nhận ra nhưng nó vẫn tồn tại. Ban đầu, những sai lầm của họ trong những trận đấu trước RNGFNC có thể giải thích bằng việc họ muốn thử nghiệm chiến thuật hay họ có chút cẩn thận quá mức. Chúng ta hẳn đã tin rằng chúng sẽ biến mất khi SKT tiến vào vòng playoff, vòng đấu ưa thích của đội tuyển này. Tuy nhiên, trước một đối thủ cứng cựa hơn là G2, họ đã phải trả giá. Những sai lầm họ từng mắc phải tại vòng bảng giờ đã gián tiếp giúp G2 giành được chiến thắng.

Câu hỏi được đặt ra là, liệu Hàn Quốc có thể trở lại?

Sự kết thúc

Câu trả lời là có thể. Đơn giản là SKT, Griffin hay DWG không hề yếu, thậm chí ta có thể vẽ ra một viễn cảnh khác khi một trong số họ góp mặt tại chung kết. Chúng ta không đang nói về Bắc Mĩ. Dù Châu Âu và Trung Quốc đang là những người dẫn đầu nhưng có lẽ không sớm thì muộn, chắc chắn sẽ có một đội tới từ LCK sẽ lại vô địch thế giới.

Đào sâu hơn nữa. Vô địch thế giới chỉ là một phần, chúng ta đang tìm hiểu xem liệu Hàn Quốc còn có thể thống trị giải đấu như họ đã làm trong suốt những năm từ 2012 đến 2017 hay không? Câu trả lời có lẽ là không.

Không còn là thời của Starcraft khi mà người Hàn thống trị hơn một thập kỉ. Thể thao điện tử không còn tồn tại như vậy nữa. Nó đã thay đổi để trở nên phát triển hơn và không có một ví dụ nào rõ ràng hơn những người đã khiến người Hàn gục ngã, G2.

Việc G2 thực sự là một đội tuyển mạnh không phải là điều gì đó bất ngờ cả. Và năm nay, họ đã thể hiện sức mạnh đó khi trong đội hình của mình chỉ toàn là tuyển thủ tới từ Châu Âu. Hơn nữa, toàn bộ các đội tuyển LEC góp mặt tại Chung Kết Thế Giới đều không sử dụng tuyển thủ nào tới từ lục địa khác.  Trung Quốc vẫn trọng dụng những tuyển thủ đường đơn người Hàn nhưng năm nay, tuyển thủ ấn tượng nhất trong ba đại diện của LPL lại là người Trung Quốc.

Cũng giống như thời kỳ đỉnh cao của SKT, G2 là một sự kết hợp hiếm có của những cá nhân tài năng nhất trong mỗi vị trí. Có thể triều đại của LEC sẽ thuộc về riêng mình họ cũng giống như triều đại của Hàn Quốc được gắn liền với SKT. Nhưng đó là câu trả lời cho vấn đề này: Khu vực không phải là yếu tốt quyết định chức vô địch mà là sức mạnh và nỗ lực của một tập thể, một đội tuyển.

Những gì mà nó mang lại

Giờ đây, sức mạnh của một đội tuyển sẽ được đánh giá bởi màn trình diễn của họ chứ không còn bởi họ tới từ khu vực nào nữa. Tiểu sử thành tích thi đấu của mỗi tuyển thủ cũng sẽ không quyết định ai là người xuất sắc nữa. Bạn sẽ không còn có thể xếp hạng các đội tuyển dựa vào số tuyển thủ Hàn có trong đội hình.

Đây thực sự là một điều tốt. Nó khiến giải đấu này trở nên thú vị hơn. Nó cũng là một điều tốt dành cho Hàn Quốc. Việc họ được đề cao quá mức bởi thành tích trong quá khứ đã làm mất đi phần nào tính cạnh tranh trong khu vực. Giờ đây, người hâm mộ sẽ phải xem giải đấu của không chỉ Hàn Quốc mà còn các khu vực khác và với một cái nhìn khắt khe hơn về chất lượng của từng giải đấu.

Dù vẫn còn một số khúc mắc như, vẫn còn rất nhiều tuyển thủ Hàn còn thi đấu tại LEC hay liệu Trung Quốc đã thực sự thức tỉnh. Một điều có thể chắc chắn là, Hàn Quốc không còn là khu vực mạnh nhất trên đấu trường chuyên nghiệp. Sự thống trị của họ suốt từ năm 2012 tới 2017 quả là ấn tượng và vô cùng hiếm có trong giới thể thao điện tử chuyên nghiệp hiện nay và đế chế ấy cuối cùng đã tới hồi kết.

Theo dotesports

SilentHill 123
Rate this post
Rate this post