[CKTG 2019] Faker – MVP của Vòng Bảng, tại sao lại không?

4094

Quả thực, đây luôn là vấn đề khiến tôi phải trăn trở, phải suy nghĩ rất nhiều để có thể lựa chọn ra một cái tên, một ngôi sao tỏa sáng hơn so với những ngôi sao khác. Nhưng lần này, nó thật sự dễ dàng để tôi có thể đi đến lựa chọn và người đó không ai khác chính là quỷ vương Faker. Anh chàng này được coi là tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại vĩ đại nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, nếu vì vậy mà tôi lựa chọn Faker thì coi như bài viết có thể chấm dứt ở đây và xin cảm ơn sự theo dõi của các bạn.

Trong bài viết này, tôi sẽ phân tích cụ thể tại sao không ai khác mà chỉ có Faker mới xứng đáng với danh hiệu MVP.

Tiêu chí đánh giá

48859175411_1ee8f24dcd_c

Mỗi khi chúng ta lựa chọn ra người chơi xuất sắc nhất hay danh sách xếp hạng tuyển thủ thì thứ quan trọng nhất chính là những tiêu chí đánh giá mà chúng ta định ra. Đôi khi nó chỉ đơn giản là tuyển thủ có lối chơi ấn tượng nhất (đơn cử cho tiêu chí này có thể kể đến Kang “TheShy” Seung-lok hay Heo “ShowMaker” Su). Cũng có lúc danh hiệu này thuộc về tuyển thủ có đóng góp lớn nhất đến thành tích của toàn đội.

Sau khi tổng hợp những tiêu chí như trên, sự lựa chọn của tôi phụ thuộc vào hai câu hỏi duy nhất: Ai là người luôn có đóng góp lớn nhất mỗi khi đội tuyển của anh ta giành thắng lợi? Ai không bao giờ trở thành gánh nặng hay nguyên nhân dẫn chính khi đội của người đó thất bại?

48931183152_83f91b11a5_c
Quả thực, câu hỏi thứ hai đã đánh gục rất nhiều ứng cử viên nặng ký (thật đáng tiếc cho TheShyG2). Faker cũng gần như bị gạt khỏi đề cử này vì KDA không thực sự ổn trong trận thua của anh trước FNC. Dù vậy, trong trận đấu đó, cả đội SKT đã chơi không thực sự tốt và Akali của Faker chính là ngòi nổ duy nhất của họ. Akali không phải là chất tướng có thể làm nên chuyện nếu như bị thua thiệt về trang bị và với lượng CC chồng chất của FNC thì lại càng khó hơn cho một chất tướng sát thủ như cô nàng này. Vì Faker có giai đoạn đầu game khá tốt, nên tôi có thể bỏ qua hạt sạn này.

Bộ não thiên tài, cái tầm người thủ lĩnh

Có lẽ, nhân tố chính dẫn đến việc danh hiệu InvenGlobal MVP này được trao cho Faker là vì quyết định đẩy nhà của anh ở cuối trận đã giúp SKT giành chiến thắng trước RNG. Nếu không có quyết định đó, SKT có thể đã thất bại và cục diện sẽ còn khó lường hơn rất nhiều, rất có thể sẽ là một loạt đấu tiebreaker cho ba đội. Tình huống đó đã giúp SKT tránh khỏi kịch bản xấu này và nắm trong tay ngôi đầu bảng. Kể cả trước lúc đó, Faker cũng chính là người giúp SKT có thể trụ vững trong trận đấu này. Hãy cùng phân tích nhé.

loadYouTube();

Sau một khởi đầu khá tệ, Faker đã phối hợp tốt cùng đồng đội ở giai đoạn giữa game trong việc tối ưu hóa chiêu cuối của Twisted Fate để đẩy lẻ và chia cắt đội hình RNG. Như tôi đã nói, anh chính là người giúp SKT trụ vững trước những lợi thế mà RNG tạo ra. Và cuối cùng, tưởng chừng như SKT đã sụp đổ khi thua thiệt đối thủ trên mọi phương diện, Faker đã nhận thấy cơ hội của mình khi đang đẩy đợi lính lớn ở đường trên trong khi RNG đang đẩy cao ở đường dưới. Quỷ Vương đã sử dụng chiêu cuối giúp ClidEffort có tầm nhìn để chặn việc RNG quay về phòng thủ trong khi KhanTeddy dịch chuyển lên để hỗ trợ mình.

Và quyết định đó đã thành công! Một chiến thắng khiến mọi người phải ngỡ ngàng. Việc tách ra đẩy lẻ là bình thường nhưng cú backdoor như vậy là điều mà RNG đã không dự tính được và họ đã phải trả một cái giá đắt.
Có một điều thú vị nữa, đó gần như là trận mà Faker chơi “kém” nhất. Quỷ Vương đã có rất nhiều lần sử dụng chiêu cuối không thực sự hợp lý. Dù có chỉ số farm ấn tượng nhưng đây chắc hẳn là vị tướng không quá thuận tay của Faker. Cơ mà một khi bạn tỏa sáng, mọi lỗi lầm của bạn sẽ được xóa bỏ.Nếu chỉ dùng một khoảnh khắc tỏa sáng mà quyết định danh hiệu MVP thì có rất nhiều tuyển thủ khác cũng xứng đáng không kém, đơn cử là ShowMaker chẳng hạn. Vậy nên, hãy cùng tiếp tục.

1111

Trong trận đấu mở màn với FNC, Faker đã sớm vượt lên dẫn trước sau quyết định xâm lăng rừng thông minh của SKT. Sau đó thì chỉ cần tập trung vào giai đoạn đi đường của mình rồi di chuyển xuống đường dưới ở phút thứ 11 và giúp SKT ăn một triple kill đồng thời đoạt lấy con rồng đầu tiên của trận đấu một cách dễ dàng. Sau đó, anh bắt đầu roam lên đường trên, hỗ trợ những người đồng đội của mình và đảm bảo lợi thế lớn  so với đối thủ. Anh đã tận dụng rất tốt lợi thế của một vị tướng tay dài như Tristana khi đối đầu với đối thủ hầu hết đều là những vị tướng tay ngắn và kết thúc trận với KDA 9/0/8.

loadYouTube();

Trong trận đấu lượt đi với CG, Faker tự tin thả ra vị tướng rất mạnh là Qiyana cho người chơi đường giữa, Tanner “Damonte” Damonte. Dù phải đối đầu với vị tướng thuận tay của đối thủ, anh vẫn có thể làm chủ giai đoạn đi đường và kiểm soát bản đồ tốt hơn trước khi dịch chuyển xuống đười dưới trong một pha phản gank và giành cho mình cú doublekill.

Sau đó, anh ngăn cản thành công nỗ lực ăn sứ giả của CG và tham gia vào ba mạng hạ gục của SKT. Từ đó, SKT đã tạo ra một khoảng cách quá lớn và dễ dàng kết thúc trận đấu. Faker một lần nữa có chỉ số ấn tượng 7/0/1. Trong hai trận đấu kể trên, Faker có chỉ số hoàn hảo là 16/0/9. Như đã phân tích trước đó, trận đấu với RNG thực sự là một trận đấu vô cùng khó khăn, nơi mà anh đã phải nằm xuống kha khá nhưng cũng chính anh là người mang về chiến thắng quan trọng cho SKT.

Untitled1

Trong trận đấu thứ hai với RNG, Faker chơi không thực sự quá nổi bật với KDA chỉ là 0/1/1 trong gần như toàn bộ trận đấu. Tuy nhiên, anh vẫn có sự đảo đường tốt và gây áp lực lớn lên Xiaohu. Trong trận đấu này, anh đã bình tĩnh và có một pha xử lý vô cùng táo bạo khi sử dụng chiêu cuối để thoát khỏi hang Baron, trước đó, anh đã khéo léo sử dụng chiêu thức của mình tấn công vào Baron để hồi lại một lượng máu từ mảnh ngọc Thợ Săn Tối Thượng, và thoát được với chỉ một vạch máu trước khi Q của Ezreal có thể hạ gục anh.

loadYouTube();

Tình huống này thực sự xứng đáng nhận được nhiều hơn những điểm số MVP khi RNG gần như phải đánh đổi tất cả để có thể hạ gục anh và anh đã giúp SKT đoạt được Baron ngay sau đó. Cuối cùng, trong pha giao tranh quyết định, anh đã tỏa sáng, dồn một tấn sát thương vào đội hình đối thủ và định đoạt kết quả trận đấu. Trong trận đấu cuối cùng với CG, Faker đã chơi đúng với phong độ đỉnh cao của mình, roam toàn bản đồ và tham gia tới 13 trong 18 điểm hạ gục của đội.

Chỉ số, những con số không biết nói dối

screenshot_1571992692

Chỉ số của Faker cũng vô cùng ấn tượng. Dù không phải là xuất sắc nhất nhưng nên nhớ đội của anh phải nằm trong bảng đấu Tử Thần của giải. Điều đó càng cho thấy việc Faker có KDA đứng thứ năm trong toàn bộ tuyển thủ góp mặt tại vòng bảng Chung Kết Thế Giới ấn tượng tới mức nào. Đặc biệt hơn nữa, Faker còn sử dụng tới 5 vị tướng trong 6 trận đấu đã qua, 4 trong số đó là hoán đổi với vị trí đường trên. Kết hợp cái này với khả năng kêu gọi cá nhân và độ ăn ý với đội tuyển thì Faker luôn giành phần hơn khi mà được “đặt lên bàn cân” với các tuyển thủ khác

Những ứng cử viên khác

48929973183_25607c02ee_k

Tất nhiên, dù lựa chọn Faker cho danh hiệu MVP, vẫn có rất nhiều ứng cử viên khác cho danh hiệu này, đặc biệt đó là ShowMakerChu “FoFo” Chun-Lan. ShowMaker đã có màn trình diễn gần như là hoàn hảo trong giai đoạn vòng bảng. Trong khi Nuguri thường không được xanh xao ở giai đoạn đầu game, ShowMaker luôn có mặt khắp nơi trên bản đồ và luôn có đóng góp lớn nhất vào thành tích của đội. Trong trận đấu với IG, anh chính là nhân tố giúp cho đội tuyển của mình lội ngược dòng ấn tượng và giành chiến thắng.

48913441048_59efdf1ffe_c

Còn với FoFo, anh gần như phải 1v9 ở mọi trận đấu. Trong khi FakerClid, Jeong “Chovy” Ji-hoonLee “Tarzan” Seung-yong, … thì FoFo gần như phải gồng gánh cả J-Team trên đôi vai của mình, cứ nhìn cái cách người chơi đi rừng của họ thi đấu thì bạn cũng đủ hiểu rồi. Nếu không có anh, hẳn là J-Team sẽ không thể có kết quả tốt như vậy (dù họ đã bị loại một cách khá tiếc nuối)

Nếu tiêu chí cho danh hiệu MPV là sự hoàn hảo hay gánh team thì có lẽ, hai tuyển thủ ở trên đã được chọn lựa rồi. Faker là có cho mình sự tổng hòa của những yếu tố đó, từ những quyết định mang tính bước ngoặt, tới những màn trình diễn hoàn hảo cũng như bể tướng linh hoạt – vậy là quá đủ để tôi lựa chọn anh cho danh hiệu này.

Kết luận

CKTG

Tất nhiên, đây chỉ là sự lựa chọn mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Có rất nhiều tuyển thủ mà bạn có thể chọn ra cho riêng mình. Từ những cái tên mà tôi đã đề cập ở bên trên như Chovy, TheShy, Rookie, Clid, Teddy hay những tuyển thủ nổi tiếng khác như Park “Viper” Do-hyeon, Son “Lehends” Si-woo, Martin “Rekkles” Larsson, Sin “Nuclear” Jeong-hyeon, Rasmus “Caps” Borregaard Winther, Luka “Perkz” Perković, Liu “Crisp” Qing-Song, Kim “Doinb” Tae-sang, và Jian “Uzi” Zi-Hao. Quả thực là rất rất nhiều khi mà Chung Kết Thế Giới năm nay đã tập hợp được rất nhiều ngôi sao chói lọi nhất.

Vậy đấy, cũng như việc chọn ra bảng xếp hạng những tuyển thủ, mọi sự so sánh đều sẽ là khập khiễng khi mỗi tuyển thủ lại có những khía cạnh khác nhau. Dù vậy nó vẫn luôn vô cùng thú vị đúng không nào? Vậy nên, dù cũng không nên quá quan trọng hóa vấn đề này, tôi vẫn hy vọng là bạn sẽ cảm thấy thích thú.

Theo Invenglobal

jb-intro-divider-2-600x22-1

Trên đây là lựa chọn và nhận định của nhà báo Parkes Ousley của trang Invenglobal, còn đối với bạn, ai là người là xứng đáng nhất với danh hiệu này, hãy để lại suy nghĩ bên dưới phần bình luận nhé!

SilentHill 123
Rate this post
Rate this post