1/Marcin “Jankos” Jankowski – Rừng – G2 Esports
Marcin “Jankos” Jankowski là động cơ của cỗ máy hủy diệt mang tên G2. Quả thực, anh chính là nhân tố quan trọng nhất góp phần vào chức vô địch LEC thứ hai liên tiếp của đội tuyển này. Anh là người điều tiết nhịp độ của trận đấu cùng với Perkz và đảm nhận nhiệm vụ mở giao tranh. So với những mùa giải trước, tuyển thủ này đã chơi chắc chắn hơn và ít phạm phải những sai lầm không đáng có để trở thành chỗ dựa vững chắc cho toàn đội. Sự chủ động của anh ở giai đoạn đầu game và khả năng thích ứng tuyệt vời với mọi tình huống của trận đấu khiến đối thủ rất khó để phán đoán được vị trí của cũng như lối di chuyển của Jankos.
Ngoài ra, với khả năng đọc bản đồ và diễn biến trận đấu của mình, Jankos khiến việc kiểm soát bản đồ của G2 trở nên đơn giản hơn rất nhiều, một nhiệm vụ quan trọng với đội tuyển ưa thích giao tranh và chủ động ở giai đoạn đi đường như G2.
2/Kim “Clid” Tae-min – Rừng – SK Telecom T1
Kể từ năm 2013, Faker vẫn luôn là người thuyền trưởng đưa đường dẫn lối cho SKT và thành tích của đội phụ thuộc rất nhiều vào phong độ của anh. Tuy nhiên, sau thất bại trước SSG tại Bắc Kinh 2017, những vệ tinh xung quanh anh đã không còn giữ được phong độ và Faker đã không thể gồng gánh đội chạm tay vào tấm vé tham dự Chung Kết Thế Giới. Sau kết quả đáng thất vọng đó, SKT đã thay máu đội hình và đưa về xung quanh Faker những nhân tốt xuất chúng nhất. Trong số họ, có lẽ, người quan trọng nhất chính là tân binh trẻ tuổi tới từ khu vực LPL, Clid.
Tuy Faker vẫn còn là một trong những người đi đường giữa hay nhất, anh không còn bước tới Chung Kết Thế Giới với vị thế là mắt xích chủ chốt của đội nữa. Việc SKT hay Faker có thể nâng cao chiếc cúp vô địch một lần nữa hay không phụ thuộc rất nhiều vào phong độ của Clid. Anh chính là trái tim của toàn đội và nhiệm vụ của anh là đảm bảo cho các đường của SKT giành được lợi thế trước đối thủ và đặc biệt là Faker. Trong Game 1 chung kết LCK vừa rồi, với con bài Elise trong tay, anh đã giúp Faker đè bẹp Chovy để qua đó giành thắng lợi một cách dễ dàng. Xuyên suốt hành trình bảo vệ chức vô địch LCK ở mùa hè vừa rồi, Clid có cho mình trung bình hơn 7 AST mỗi trận và anh cần duy trì được con số đó để giúp SKT có lần thứ 4 vô địch Chung Kết Thế Giới.
3/Yu “JackeyLove” Wen-Bo – Xạ Thủ – Invictus Gaming
Khi nhắc tới JackeyLove, ta thường nhớ tới chàng xạ thủ nhỏ con nhưng đã nâng cao chiếc cúp vô địch thếgiới danh giá khi mới chỉ mười tám tuổi. Nhắc đến anh là nhắc tới những pha xử lý điên rồ đến mức lao vào giữa vòng vây kẻ địch với Bản Năng Sát Thủ của Kaisa. Tuy nhiên, ở mùa giải này,ta ít còn thấy xuất hiện một JackeyLove như vậy. Anh đã trưởng thành hơn, chín chắn hơn và thực sự xứng đáng với danh hiệu xạ thủ xuất sắc nhất thế giới.
Từ sau Chung Kết Thế Giới cho tới hết giai đoạn vòng bảng MSI, IG gần như bất khả chiến bại. Nhưng sau khi trở về từ thất bại đau đớn tại MSI, mọi chuyện trở nên tồi tệ với nhà đương kim vô địch thế giới. Trong một mùa giải mà Rookie hay MVP của trận chung kết vô địch thế giới Ning không còn là chính mình, JackeyLove đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành ngòi nổ chính gánh vác cả IG trên vai, cứu vãn một mùa giải tưởng chừng như đã thất bại của họ. Tại Chung Kết Thế Giới năm nay, không phải Uzi mà chàng xạ thủ trẻ tuổi này mới là xạ thủ xuất sắc nhất mà người hâm mộ mong chờ.
4/Jian “Uzi” Zi-Hao – Xạ Thủ – Royal Never Give Up
Dù JackeyLove là xạ thủ được kỳ vọng nhất, việc không nhắc tới Uzi thực sự là một thiếu sót to lớn. Anh vẫn luôn là hạt nhân trong lối chơi của RNG và là một xạ thủ huyền thoại mà bất cứ đối thủ nào cũng phải ngưỡng mộ và dè chừng. Lối chơi dồn tài nguyên cho xạ thủ của RNG tuy có phần đơn điệu và dễ bị bắt bài nhưng với một họng pháo như Uzi trong đội hình, những đánh đổi đó là hoàn toàn xứng đáng. Uzi là một con quái vật trong giai đoạn đi đường lẫn giao tranh với khả năng farm thượng thừa cũng như giữ vị trí cực tốt. Ngoài ra, việc không còn được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho chiếc cúp vô địch như mùa giải năm ngoái sẽ giúp anh và đồng đội rũ bỏ được gánh nặng trên vai để làm nên điều khác biệt tại châu âu năm nay.
5/Kim “Doinb” Tae-sang – Đường Giữa – FunPlus Phoenix
Có quá nhiều thứ khiến ta phải chú ý tới chàng trai này. Từ cách đọc trận đấu và di chuyển thông minh tới những lựa chọn độc đáo cho vị trí đường giữa của mình, hay tính cách thú vị cũng như khuôn mặt điển trai của anh. Doinb thu hút mọi ánh nhìn từ cả trong và ngoài trận đấu. Phong cách thi đấu của anh đã góp phần to lớn vào một mùa giải vô cùng thành công của FPX và anh cũng có lần đầu tiên được chạm tay vào chiếc cúp vô địch LPL sau hơn năm năm thi đấu chuyên nghiệp.
loadYouTube();
Doinb không phải là một con quái vật ở giai đoạn đi đường giống như Chovy hay một số tuyển thủ khác nhưng anh luôn luôn có những phán đoán chính xác và những quyết định đi roam hợp lý tạo nên lợi thế lớn cho các đường khác của FPX. Quả thực, trong một bảng xếp hạng đề cao màn trình diễn và chỉ số cá nhân hơn là thành tích chung của tập thể, vị trí thứ năm của người chơi đường giữa tài năng này thực sự là một trường hợp đặc biệt. Nó đến từ thành công và sức mạnh đáng sợ của FPX, mà sức mạnh ấy lại xoay quanh linh hồn của họ, Doinb.
6/Park “Teddy” Jin-seong – Xạ Thủ – SK Telecom T1
Trước khi gia nhập SKT, Teddy đã từng thi đấu cho Jin Air hai mùa giải và luôn là một trong những xạ thủ xuất sắc nhất của giải đấu. Dù kỹ năng của anh là không phải bàn cãi, việc phải chuyển từ một đội luôn dồn tài nguyên cho đường dưới tới đội tuyển mà xạ thủ của họ không còn là ngôi sao sáng nhất đã khiến nhiều người đặt ra những nghi ngờ về phong độ cũng như việc thích nghi với lối chơi mới của Teddy.
Tuy nhiên, trong suốt mùa giải này, màn trình diễn của anh đã đập tan những nghi ngờ đó và chứng minh mình là một đối thủ đáng gờm. Phong độ ổn định của anh là một nhân tố quan trọng trong thành công của SKT ở mùa giải này. Dù không còn được dồn tài nguyên nhiều như lúc còn thi đấu cho Jin Air, anh vẫn làm tốt ở giai đoạn đi đường và tỏa sáng trong giai đoạn giữa và cuối game, khoảng thời gian ưa thích của SKT.
7/Kang “TheShy” Seung-lok – Đường Trên – Invictus Gaming
TheShy thực sự là một con quái vật. Trong những trận đấu của tuyển thủ này, đôi lúc chỉ số và trang bị dường như là vô nghĩa. Anh có thể bị hạ gục một số lần ở giai đoạn đi đường, bị thọt 1 đến 2 trang bị so với đối thủ và có KDA khá tệ như 2/5/1 với một con Aatrox. Tuy nhiên, dường như, anh vẫn là người mạnh nhất bản đồ. Đó là điều mà không phải tuyển thủ nào cũng có thể làm được. Rất ít khi mà tuyển thủ này bị bỏ lại quá xa hoặc không có tác động nhiều lên trận đấu, dù cho đôi khi sự tự tin thái quá của anh khiến cho giai đoạn đầu game diễn ra không được suôn sẻ.
Tham dự mùa giải MSI vừa rồi với vị thế của nhà đương kim vô địch thế giới và được coi là tuyển thủ xuất sắc nhất, anh đã có những màn trình diễn tuyệt vời điển hình là khi cầm trong tay vị tướng Akali và đối đầu với G2. Nhưng bên cạnh những trận đấu mãn nhãn là những trận mà anh chơi như một kẻ mơ ngủ. Với phong độ thiếu ổn định đó, IG đã gục ngã trước Team Liquid tại vòng bán kết và chệch khỏi quỹ đạo chiến thắng của mình. Họ chỉ có thể giành vé tới Chung Kết Thế Giới sau khi chật vật vượt qua vòng loại khu vực.
Quay lại giải đấu đã giúp anh có được vị thế như ngày hôm nay, dù không còn được coi là kẻ mạnh nhất, anh vẫn là thế lực đáng sợ nhất mà bất cứ đối thủ nào cũng phải dè chừng bất kể chỉ số trong trận của anh ra sao.
8/Martin “Wunder” Hansen – Đường Trên – G2 Esports
Martin “Wunder” Hansen là người chơi đường trên thứ hai xuất hiện trong danh sách này và anh cũng là người chơi đường trên xuất sắc nhất châu âu. Với sự đa năng, khả năng đè đường, đi roam và dịch chuyển hợp lý của mình, anh đã giúp G2 thống trị châu âu. Wunder sở hữu một bể tướng khổng lồ, anh có thể chơi cả chống chịu, sát thủ hay những lựa chọn cực mạnh nhưng ít được sử dụng như Annie và thậm chí cả hỗ trợ hồi phục như Soraka. Trừ khi gặp phải một kèo counter cứng (hãy trách GrabbZ chứ không phải anh), anh sẽ đảm bảo cho thắng lợi của G2. Cùng với Caps, Wunder luôn đảm bảo cho mọi đường của G2 đều có lợi thế lớn hơn so với đối thủ. Với từng vị tướng trong tay của mình, với từng diễn biến của trận đấu, Wunder luôn biết cách điều khiển nó theo ý mình.
9/Jang “Nuguri” Ha-gwon – Đường Trên – Damwon Gaming
Hãy nghĩ về những màn trình diễn của TheShy trong mùa giải vừa rồi và bạn sẽ có Nuguri của Damwon.
Đến với Chung Kết Thế Giới 2018, TheShy vẫn còn là một tài năng trẻ đầy triển vọng. Cái anh cần là một danh hiệu quốc tế để có thể thực sự biến mình trở thành một ngôi sao sáng. Và quả thực, giờ đây, anh đã trở thành một siêu sao mà ai cũng biết tới và ngưỡng mộ. Đó chính là những gì mà Nuguri có thể đạt được nếu anh làm tốt tại giải đấu này. Damwon là đội tuyển chơi xung quanh Nuguri và đội tuyển này tiến xa được đến đâu hoàn toàn dựa vào người chơi đường trên của họ.
Nếu như đường trên là một sân bóng thì Nuguri sẽ dành gần như toàn bộ thời gian đi đường của mình ở sát cầu môn của đối phương. Anh liên tục đè đường và gây áp lực lớn lên đối thủ. Nếu như đối phương bỏ qua anh và tập trung vào mắt xích yếu hơn là đường dưới thì Nuguri sẽ rất vui vì anh ta có thể thoải mái farm và đè bẹp đối thủ ở cuối game. Nếu như đối thủ dồn tài nguyên để bắt chết anh, anh lại càng mừng hơn vì các lane khác sẽ có khoảng trống để vượt lên đối thủ. Nuguri đang muốn bước đi trên chính con đường mà TheShy đã để lại ở mùa giải trước.
Tên của anh đã được nhắc đến rất nhiều lần từ cuối mùa giải vừa rồi bởi TheShy cho tới MSI năm nay khi Wunder tiết lộ rằng Nuguri là cái tên anh không muốn đối đầu nhất tại Chung Kết Thế Giới lần này. Giờ đây, câu hỏi đặt ra là liệu anh có thể biến những kỳ vọng đó trở thành sự thực hay không?
10/Shi “Ming” Sen-Ming – Hỗ Trợ – Royal Never Give Up
Uzi luôn là cái tên đầu tiên được nhắc tới khi nói về RNG nhưng Ming nên là cái tên tiếp theo. Anh luôn là một trong những tuyển thủ quan trọng nhất trong đội hình của RNG trong vai trò hỗ trợ cho vị trí chủ chốt của team cũng như là người giữ liên lạc giữa các đường của đội tuyển này. Với bất kỳ vị tướng nào trong tay Alistar, Braum hay Janna, … anh luôn có những màn trình diễn xuất sắc nhất có thể. Không những thế, anh còn phối hợp tốt với người đi rừng Hung “Karsa” Hao-Hsuan để tạo ra thế trận đầu game gần như là là hoàn hảo cho RNG. Dù sự kết hợp giữa họ đôi khi có những trục trặc nhất định nhưng trong những trận đấu lớn nhất, sự trục trặc đó hầu như là không có.
Dù vị trí thứ mười có thể hơi thấp với những gì anh đã làm được nhưng đây vẫn là vị trí caonhất cho một tuyển thủ chơi ở vị trí hỗ trợ trong giải đấu mà Hu “SwordArT” Shuo-Chieh không thể tham dự còn Cho “Mata” Seyoung thì đã lùi xuống vị trí dự bị cho Effort ở SKT.
Theo ESPN
Có gì ném đá hay góp ý thì anh em hãy bình luận ở phía dưới nhé. Ngoài ra đừng quên ghé Liên Minh 360 mỗi ngày để cập nhật tin tức mới và bổ ích nhất liên quan tới Chung Kết Thế Giới 2019 cũng như LMHT!