Khi mà Mid Season Invitationl 2020 bị hủy do đại dịch COVID – 19, Riot Games đã rất khôn khéo khi tổ chức giải đấu Mid Season Showdown, vừa là công cụ để cho các đội tuyển cọ sát sau giải mùa xuân, vừa là cách để đánh giá thực lực các khu vực. Dù cho kết quả của các đội tuyển VCS ở giải đấu vừa qua không đến nỗi nào, nhưng xét một cách khách quan thì nó chẳng thế nào làm vừa lòng khán giả. Hãy cùng Liên Minh 360 rút ra 5 điều sau Mid Season Showdown 2020 nhé !
Một giải đấu không quá thành công với VCS
Đài Loan vẫn quá mạnh
Sau màn thể hiện có phần nhạt nhòa của các đội tuyển LMS cũ như Flash Wolves, J Team hay HKA trong những giải đấu quốc tế gần đây, nhiều người bắt đầu hoài nghi về sức mạnh của các đội tuyển xứ Đài. Họ cho rằng họ Đài Loan không còn xứng đáng là một khu vực lớn về Liên Minh Huyền Thoại như Trung Quốc hay Hàn Quốc nữa. Nhất là khi LMS sát nhập với LST để hợp thành PCS cùng với sự “chảy máu” tài năng khi những cái tên trứ danh như Maple, Karsa hay Betty xuất ngoại, một bộ phận lớn khán giả cho rằng Đài Loan sẽ đánh mất vị thế ông lớn của mình và bị vượt mặt bởi những khu vực đang cho thấy sự tiến bộ rõ rệt, trong đó có VCS.
Người ta biết nhiều về Đài Loan bởi cái tên Flash Wolves
Tuy nhiên, sau rất nhiều mùa giải chúng ta vẫn chưa thể nào hô to cho cả thế giới biết chúng ta vượt trội hơn hẳn Đài Loan. VCS rất có duyên với LMS cũ khi cả 2 kì Chung kết thế giới gần đây chúng ta đều được cùng bảng với những đại diện Đài Loan, cụ thể CKTG 2018 Phong Vu Buffalo đối đầu với Flash Wolves hay CKTG 2019 khi GAM đọ sức cùng với J Team. Trong những lần đối đầu ấy kết quả là 1-1 nhưng rõ ràng khán giả của VCS không thể hài lòng vì điều này bởi cách chúng ta thắng họ là vô cùng vất vả trong khi cách họ thắng lại ngược lại. Ở MSI 2019 khi mà Phong Vu Buffalo đang ở đỉnh cao phong độ chúng ta vẫn chẳng hề có được một trận thắng trước Flash Wolves dù cho khi ấy đại diện Đài Loan tỏ ra vô cùng lép vế trước những ông lớn như G2 hay iG.
loadYouTube();
PVB lúc đó rất mạnh nhưng vẫn bất lực trước FW
Mid Season Showdown 2020 vừa mới đây cho chúng ta cơ hội được thử sức với những đại diện đến từ Đài Loan thêm một lần nữa. Tuy chỉ là một giải đấu mang tính giao hữu nhưng rõ ràng đội tuyển nào cũng muốn thắng để khẳng định vị thế khu vực mình trên đấu trường quốc tế. Trong lần tái đấu này, người ta hi vọng nhiều hơn một sự tiến bộ của VCS với “tân vương” Team Flash nhưng màn trình diễn nhà đương kim vô địch và đương kim á quân VCS khiến chúng ta không thể hài lòng. Kết quả 1-7 ở Vòng bảng và cách chúng ta thua Talon 1-3 trong trận Chung kết chứng tỏ PCS vẫn là quá mạnh khi so sánh với các đội tuyển Việt Nam. Chúng ta không thể coi là dậm chân tại chỗ nhưng đối thủ của chúng ta vẫn đang phát triển và tiến bộ từng ngày. Bỏ qua sức mạnh của 2 đại diện Talon và Machi, hãy cùng phân tích những điểm yếu mà GAM và Team Flash vẫn còn tồn tại xuyên suốt giải đấu vừa qua.
Khả năng cấm – chọn vẫn thực sự gặp nhiều vấn đề
Lối đánh của chúng ta vẫn đang có phần khá “hoang dại” và không thiên nhiều lắm về chiến thuật. Các tuyển thủ của VCS thường không đánh được quá nhiều tướng và bị phụ thuộc vào những con bài “tủ”, con bài thuận tay mà đánh mất đi rất nhiều sự lựa chọn đang mạnh trong meta hiện tại. Tiêu biểu có thể kể đến Naul khi anh chàng này quá sẽ pick ngay Zoe khi nó để hở ra dù cho vị tướng này không còn quá mạnh trong những bản cập nhật gần đây và sẽ cực kì khó đánh khi đội của bạn rơi vào thế khó. Như BLV Hoàng Luân đã chia sẻ “khi 2 đội đánh kiểm soát với nhau thì cấm – chọn đã chiếm tới 60% kết quả” và ngay từ khâu ban pick chúng ta đã thấy các đội hình của các đội VCS một là yếu, hai là khó đánh hơn đối thủ của mình rất nhiều.
GAM vẫn chưa thể tìm được tiếng nói khâu cấm chọn khi chia tay toàn bộ ban huấn luyện
GAM vừa mới chia tay Ban huấn luyện và việc đưa một người không có mấy kinh nghiệm như Scary lên bàn cấm chọn nên việc đội hình của GAM hay bị “lủng” là điều rất hay xảy ra. GAM có kết quả không hề tốt trong giải đấu vừa rồi cũng một phần bởi lí do đó. Tuy nhiên với một người dày dặn kinh nghiệm như Sergh của Team Flash thì rõ ràng anh ta phải lưu tâm rất nhiều. Là một huấn luyện viên có lẽ Sergh nên hạn chế dần ý nghĩ “em đánh được con này, em đánh tốt con kia…” của các tuyển thủ và thay vào đó lựa chọn những con bài khắc chế phần nào đội hình đội thủ và trên hết phù hợp với meta.
Sergh không phải là một HLV “non tay” tại VCS
Thiếu chuẩn xác trong việc sử dụng những chiêu thức định hướng
VCS luôn nổi tiếng là khu vực có mặt bằng kĩ năng rất cao nhưng có vẻ như điều đó chỉ nằm ở sự hổ báo và đột biến chứ không phải độ chính xác trong những pha xử lí kĩ năng. Nếu chúng ta theo dõi những giải đấu như LCK hay LPL có thể thấy những pha set up của họ được họ thực hiện một cách chuẩn chỉ đến từng centimet. Việc tung các kĩ năng được thực hiện vô cùng chính xác và nhịp nhàng đến nỗi khó tin và gần như chẳng bao giờ xuất hiện những sai lầm để đối thủ có thể trừng phạt.
Stark luôn nổi tiếng bởi những pha xử lí “mù mắt” của mình
Tuy nhiên VCS vẫn chưa thể làm được hay ít nhất là tiếp cận được điều đó. Có cảm giác các tuyển thủ của chúng ta vô cùng cóng tay trong những pha giao tranh đến nỗi những chiêu thức định hướng bị đi vào hư không một cách khó hiểu. Những pha trao đổi thiếu tính toán xảy ra thường xuyên và người bị thiệt là chính chúng ta khi thường để bị mất đi Tốc biến vô cùng đáng tiếc. Rõ ràng chúng ta phải cải thiện điều này rất nhiều bởi những đội tuyển mạnh đến từ LEC hay LPL rất giỏi trong việc trừng phạt khi đối phương không có phép bổ trợ trên mình.
Sự già hóa về đội hình
Trong kì chuyển nhượng vừa qua, Team Flash đã mang về 2 “bom tấn” là những người chơi cũ của thế hệ YG, Naul và Palette. Hai cái tên này chắc chẳng còn xa lạ gì với khán giả Việt với những thành tình tích họ đạt được nhưng là “trong quá khứ”. Xin nhắc lại một lần nữa là “trong quá khứ” bởi giờ đây chúng ta không thể nào có thể hài lòng với màn trình diễn của họ vừa qua được. Naul trước đây nổi tiếng là một người chơi dù có nổi bật hay không nhưng vẫn cực kì chắc chắn, ít mắc sai lầm và điểm tựa cho đồng đội. Tuy nhiên Naul trong màu áo Flash thi đấu một cách vô cùng nhạt nhòa và thường xuyên mắc những lỗi ngớ ngẩn ảnh hưởng không chỉ cho anh ta mà còn cả những người đồng đội.
Naul bị chỉ trích rất nhiều sau những trận thua của Flash
Palette vẫn còn phải mất rất nhiều thời gian để có thể phối hợp ăn ý với Slayder bởi màn trình diễn của bộ đôi này trong giai đoạn đi đường chỉ ở mức tròn vai trở xuống. Hỗ trợ có biệt danh “cỗ máy thông tin” cũng thường xuyên mặc lỗi vị trí khiến anh ta phải nằm xuống một cách đáng tiếc trong những tình huống quan trọng. Và rõ ràng một mẫu hỗ trợ thiên nhiều về khả năng roam đường như Palette khó mà hợp gu Slayder khi siêu xạ thủ của Flash cần nhiều hơn việc hỗ trợ của mình ở đường để đảm báo có được lượng chỉ số lính tốt.
Palette phải cố gắng rất nhiều để hợp với lối chơi Slayder
Stark chính là ví dụ rõ ràng nhất về việc VCS đang bị giá hóa. Còn đâu hình bóng “đại đế” năm xưa, giờ đây người ta gọi anh với một cái tên gần gũi hơn là “Minh may mắn” bởi lối đánh “thua lane win game” của mình. Levi cũng đang có dấu hiệu bị chững lại về màn trình diễn dù cho anh ta vẫn luôn là một trong những người chơi ổn định nhất trong đội hình của GAM. Một điều rõ ràng là VCS cần nhiều hơn sự phát triển của những tài năng trẻ và có lẽ chúng ta sẽ được thấy nó ở mùa hè năm nay với sự hứa hẹn của những cái tên như Percent, OPG hay Saigon Buffalo.
Khả năng đánh về cuối trận vẫn còn chưa ổn
Điều này đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây khi các đội VCS thường có được giai đoạn khởi đầu vô cùng tốt với sự chủ động vốn có của mình. Tuy nhiên càng đánh về sau thì chúng ta lại càng dễ mất đi những lợi thế có được từ sớm và dần dần để ván đấu trôi vào tay đối thủ. Những lỗi cá nhân diễn ra liên tục và chỉ một sai lầm nhỏ bé thôi cũng có thể khiến chúng ta đánh mất tất cả khi trận đấu càng về cuối.
loadYouTube();
Một ván đấu mà chúng ta đã có rất nhiều lợi thế nhưng dần đánh mất đi chúng
Khả năng giao tranh 5 vs 5 của chúng ta cũng không thực sự quá tốt khi các tuyển thủ VCS thường giao tranh theo kiểu bản năng, thiếu tính toán dẫn đến việc không hạ gục được một mục tiêu trong thời gian ngắn. Hậu quả là chúng ta mất đi những phép bổ trợ hay những chiêu thức quan trọng và để đối phương lật kèo trong những tình huống mà chúng ta tưởng chừng như trong thế chủ động. Nếu không thể khắc phục những điểm yếu này thì có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ có thể đánh bại được các đội tuyển đến từ LCK hay LPL, nơi sự tính toán và khoa học được đặt lên hàng đầu.
Bạn nghĩ sao về những đánh giá trên, hãy để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận nhé! Và đừng quên theo dõi Liên Minh 360 thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhất về Liên Minh Huyền Thoại trong và ngoài nước !