Sự thật đáng thất vọng về nhân vật Diệp Vấn được hư cấu trên phim

14418

Nửa năm sau ngày phần phim cuối cùng của Nhất đại tông sư được công chiếu, mối mâu thuẫn giữa Diệp Vấn ngoài đời và trên phim vẫn là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của giới phê bình nghệ thuật.

Series phim Diệp Vấn là một trong những bộ phim võ thuật thành công nhất của nền điện ảnh Trung Quốc và được yêu thích tại Việt Nam. Hình tượng một võ sư chính nghĩa cùng với sức mạnh của Vịnh Xuân Quyền đã làm say mê hàng triệu độc giả hâm mộ. Thế nhưng có thể sau bài viết này, tất cả những điều đó sẽ bị thay đổi. Liệu Diệp Vấn trong đời thực có “hoàn hảo” đến vậy? Hay tất cả chỉ là sự hư cấu nhằm mục đích câu khách? lừa dối công chúng?

Diệp Vấn và người vợ Trương Vĩnh Thành

Diệp Vấn 3 không chỉ là một phim võ thuật hành động đơn thuần mà còn mang nhiều giá trị nhân văn, khắc hoạ câu chuyện tình cảm vợ chồng giữa Nhất Đại Tông Sư và người vợ Trương Vĩnh Thành. Vô tình bỏ bê vợ vì lo bận hành hiệp trượng nghĩa, Diệp Vấn vẫn kịp nhận ra sai lầm của mình, hết lòng chăm sóc Vĩnh Thành trong những năm tháng cuối đời, chăm lo từng niềm vui nỗi buồn cho đến khi bà qua đời. Thậm chí, Diệp Vấn còn vì vợ mà cố tình bỏ luôn cả cuộc chiến mang ý nghĩa bảo vệ danh dự “Vịnh Xuân chính tông”.

su-that-dang-that-vong-ve-nhan-vat-diep-van-duoc-hu-cau-tren-phim-1Diệp Vấn, Vĩnh Thành và cháu nội (con trai của Diệp Chuẩn) ngoài đời thực trước khi ly tán vào năm 1950.

Tuy nhiên, theo những ghi chép lịch sử thì câu chuyện giữa Diệp Vấn và Vĩnh Thành lại không “ngôn tình” đến vậy. Năm 1950, Diệp Vấn và vợ chịu cảnh ly tán vì biến cố lịch sử tại Hồng Kông. Trong khi Diệp Vấn lạc đến Thượng Hải và sinh sống cùng một người phụ nữ khác thì Vĩnh Thành trở về Phật Sơn. Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến khi cả hai qua đời. Chưa từng có bằng chứng lịch sử nào cho thấy Diệp Vấn và vợ còn gặp lại nhau sau năm 1950. Như vậy, chi tiết Diệp Vấn chăm sóc vợ cho đến ngày mất là HOÀN TOÀN HƯ CẤU.

Diệp Chính – Con trai Diệp Vấn được “cải lão hoàn đồng”

Một trong những chi tiết khiến giới phê bình nghệ thuật cảm thấy bức xúc nhất chính là tuổi của Diệp Chính – con trai Diệp Vấn. Theo các sử liệu chính xác, Diệp Chính sinh năm 1936. Trong khi đó, tập phim Diệp Vấn 3 (được lấy bối cảnh khoảng những năm 1957 – 1970) thì Diệp Chính vẫn chỉ là một học sinh tiểu học, tức là đã trẻ đi đến… 20 tuổi so với thực tế.

su-that-dang-that-vong-ve-nhan-vat-diep-van-duoc-hu-cau-tren-phim-2-compressedTạo hình của Diệp Chính trong Diệp Vấn 3 được cho là quá trẻ và vô lý so với sự thực

Diệp Vấn cùng vợ trong phim trẻ mãi không già

8 năm sau ngày Diệp Vấn 1 ra mắt và khuynh đảo làng điện ảnh, tác phẩm Diệp Vấn 3 ra đời và giải quyết nhiều nút thắt trong cốt truyện. Tuy nhiên, theo tài liệu lịch sử (và cả cốt truyện trong phim) thì 3 phần phim về Diệp Vấn đã miêu tả cuộc đời Nhất Đại Tông Sư Vịnh Xuân trong suốt 20 năm. Và điều kỳ lạ rằng trong 20 năm đó, cả Diệp Vấn cùng người vợ Vĩnh Thành đều không hề già đi.

su-that-dang-that-vong-ve-nhan-vat-diep-van-duoc-hu-cau-tren-phim-3-compressedSau 20 năm, vợ chồng Diệp Vấn – Vĩnh Thành không hề già đi

Đâu là giá trị thực sự của bộ phim Diệp Vấn?

Giới phê bình cho rằng, Diệp Vấn đã được “hình tượng hóa” với mục tiêu câu khách, mang lại ưu thế về thương mại. Mọi chuyện có lẽ đã thoải mái hơn nếu như Diệp Vấn là một nhân vật hư cấu ngay từ đầu. Thế nhưng việc kết hợp giữa Diệp Vấn của đời thực và những chi tiết hư cấu của đạo diễn đã tạo ra một Diệp Vấn đầy tranh cãi trên phim. Một nhân vật toàn thiện toàn mỹ, tuy không có thật nhưng đã đem lại nhiều giá trị nhân văn và giáo dục sâu sắc. “Ở một góc độ nào đó, nhờ 3 phần Diệp Vấn, nhân vật Nhất đại tông sư năm xưa đã trở thành truyền thuyết thời hiện đại” – Chân Tử Đan, diễn viên thủ vai Diệp Vấn cho biết.

su-that-dang-that-vong-ve-nhan-vat-diep-van-duoc-hu-cau-tren-phim-4-compressedChân Tử Đan là người quyết định từ bỏ việc bám sát lịch sử, chủ động xây dựng Diệp Vấn như một hình tượng văn hóa

Cần phải tôn trọng sự thật và những giá trị đem lại

Thế nhưng nếu suy xét ra góc độ khác, những tình tiết hư cấu trong Diệp Vấn 3 có thể coi là nói dối và hư cấu hóa sự thực về một nhân vật có thực trong lịch sử. Điều này có thể coi là không tôn trọng giá trị thật sự của lịch sử, cố gắng xây dựng nên hình tượng không đúng để lừa dối khán giả. Mặc dù hình tượng đó có tác dụng tích cực, tuy nhiên sẽ làm sai lệch cái nhìn đúng đắn của công chúng.

su-that-dang-that-vong-ve-nhan-vat-diep-van-duoc-hu-cau-tren-phim-5Sự thật lịch sử khi được hư cấu để đem ra câu khách sẽ khiến công chúng mất niềm tin vào nghệ thuật

Việc hư cấu các nhân vật lịch sử đã từng xuất hiện khá nhiều thời kì chiến tranh trước đây. Tại một số quốc gia đều có hiện tượng tạo nên những vị anh hùng hư cấu với những chiến công “kinh thiên động địa” không có thực nhằm mục đích khích lệ sỹ khí quân ta và đe dọa quân địch. Tuy nhiên theo thời gian thì những sự thật cũng dần được công bố, vì thế việc cố gắng hư cấu một nhân vật lịch sử có thật trong thời đại văn minh là hoàn toàn không nên. Đó cũng là lý do Diệp Vấn trong phim nhận được nhiều đánh giá tiêu cực của các nhà phê bình điện ảnh cũng như công chúng.

Game thủ Việt là những người có lòng tự trọng và khảng khái

Tại Việt Nam, hình tượng Diệp Vấn trước đây vẫn luôn được công chúng yêu thích, thậm chí trong một game kiếm hiệp mobile do người Việt thiết kế tính năng có tên Độc Cô Cửu Kiếm Mobile còn dự định ra mắt bộ Vịnh Xuân Quyền để đáp ứng yêu cầu game thủ. Tuy nhiên tất cả đã thay đổi sau scandal của Chân Tử Đan – Diễn viên chính của bộ phim Diệp Vấn khiến cộng đồng game thủ nổi giận tẩy chay, NPH của Độc Cô Cửu Kiếm Mobile cũng vì thế mà xem xét hủy bỏ kế hoạch ra mắt bộ bí kíp Vịnh Xuân Quyền phục vụ game thủ.

su-that-dang-that-vong-ve-nhan-vat-diep-van-duoc-hu-cau-tren-phim-7-compressedBí kíp Vịnh Xuân Quyền có nguy cơ chưa ra mắt đã bị hủy do game thủ tẩy chay Chân Tử Đan

Có thể nói sau sự kiện này, cả Diệp Vấn lẫn Chân Tư Đan đều hoàn toàn “mất điểm” trong mắt công chúng Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Điều đó minh chứng rằng sự thật mãi mãi là sự thật và không có sự hư cấu nào có thể che dấu được. Nếu bản chất đã không tốt đẹp thì tốt nhất đừng cố bao biện và lừa dối công chúng, đó không phải là thứ được gọi là văn hóa.

Sưu tầm và tổng hợp từ Vothuat.vn

Đăng bởi Game2T

Rate this post
Rate this post